Đăng nhập

Cổng TTĐT Xã Liên Mạc - Huyện Thanh Hà

23/4/2023  |  English  |  中文

Lịch sử, văn hóa - Xã Liên Mạc

*LỊCH SỬ :

Xã Liên Mạc là miền đất trũng được bồi đắp bởi phù sa của sông Rạng và sông Thái bình.

Cuối thế kỷ XI thời nhà Đinh có 3 anh em ông Phạm Văn Cơ từ Thanh Hóa di cư đến sinh cơ lập nghiệp sớm nhất trên đất này (họ Phạm có hậu duệ đời thứ 33 sau đó là họ Mạc, các họ Nguyễn và lần lượt các dòng họ khác đến cư trú, đến nay đã có 34 dòng họ khác nhau.

Ở thế kỷ XI mới có làng Sự, làng Nguộn, làng Đoàn, làng Sung và trại Mức. Đến thời Hậu Lê thế kỷ XV, làng Sự hợp nhất với làng Nguộn thành xã Văn Mạc. Làng Đoàn hợp nhất với trại Mức thành xã Mạc Động. Làng Sung thành xã Mạc Thủ.

Đến thời nhà Nguyễn- cuối thế kỷ 18 xã Mạc Thủ tách thành 2 xã Mạc Thủ có them 3 trại: ĐồngCầu, Bái Đăng và Thiện Trang và xã Tiêu Xá có thêm trại Làn Trâu. Như vậy cả 4 xã là 4 đơn vị hành chính, thuộc tổng Du La, huyện Bình Hà, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương. Từ sau năm 1884 đổi huyện Bình Hà thành huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Trước năm 1930 làng Văn Mạc có khoảng 300 hộ, 800 khẩu. Làng Mạc Động có khoảng 250 hộ, 700 khẩu. Làng Tiêu Xá có khoảng 200 hộ, 500 khẩu. Làng Mạc Thủ có 550 hộ, 1000 khẩu. Cộng toàn xã trước năm 1930 có khoảng 1300 suất đinh ( nam 18 tuổi trở lên phải đóng thuế than) và dân số có khoảng 3000 khẩu.

Từ năm 1930 đến trước cách mạng Tháng Tám năm 1945 ít biến động, mức độ gia tăng dân số hàng năm khoảng 3%. Đến năm 1946  khi hợp nhất thành xã Liên Mạc, dân số có khoảng 3500 khẩu.

* VĂN HÓA – XÃ HỘI:

Cuối thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ 19 chữ Hán nôm còn thịnh hành, có một số người đỗ khóa sinh, tú tài ở Nam Định được mời đến mở lớp dạy chữ Hán nôm cho con em gia đình khá giả, thời đó có khoảng 5% số thanh niên biết chữ Hán nôm, song cũng chỉ học hết “Tam thiên tự" không biết “Tứ thư ngũ kinh là gì"

Đến năm 1927 có hai trường sơ học ở làng Mạc Thủ và Mạc Động dạy chữ cho cả 4 làng, với hai giáo viên dạy 3 lớp, trường này chỉ thu nhận khoảng 80 học sinh, số trẻ em còn lại học ở lớp 3 tư thục do một số hương sư bị cách chức trong phong trào “Bình dân 1936-1939" dạy cả 3 thứ tiếng: Hán Nôm, Pháp Ngữ, Việt Ngữ.

Phong trào thể thao cũng đã chớm phát triển, đặc biệt là bóng chuyền trong thanh niên, đá cầu trong thiếu niên học sinh.

 Hội hè đình đám, các lễ hội trong xã thường được tổ chức vào tháng một, chạp, giêng, hai âm lịch. Hội được gắn liền với lễ. Khi giỗ Thành Hoàng làng thì tổ chức hội đìn, giỗ sư tổ thì tổ chức hội chùa.

Có một số lễ hội chính thường được tổ chức hang năm như: Hội đình Tứ xã 15 tháng giêng, hội chùa Sung 5/2, hội đình Văn mạc 20/2, hội đình Mạc Thủ 15/11, hội đền Mạc Động 10/3. Các hình thức nghi lễ tổ chức vừa mang màu sắc tín ngưỡng tôn giáo vừa có yếu tố văn hóa, nghệ thuật.

-  Về tôn giáo tín ngưỡng:

- Đạo phật Thích ca, phần nhiều là các lão bà. Tuần rằm mồng một đến thắp hương lễ phật tại chùa Làng. Những ngày hội chùa mới có đông người đến vãn cảnh, thắp hương, lễ phật và cảm nhận niềm vui cộng đồng, chứ không đơn thuần là mê tín duy tâm.

 Theo văn bia trên tháp hiện còn bảo tồn tại chùa Sung thì vị sư tổ đầu tiên người Vụ Bản (Nam Định) đến trụ trì và xây dựng lại chùa vào năm 1865, có thể nói Phật giáo thịnh hành tại địa phương Liên Mạc từ thời đó.

- Đạo Thiên Chúa phát triển ở địa phương khá sớm, khoảng năm 1887 hai an hem ông Mạc Đảm, Mạc Thiệp người làng Văn Mạc vì phải chạy trốn sự đàn áp của  Pháp và quan lại sau phong trào “Bình Tây diệt Nguyễn". Hai ông theo đạo Thiên chùa ở nhà thờ Đồng Xá (Kim Thành). Từ đó đạo phát triển chủ yếu ở làng Sự sau đó ở bến hậu Đồng Cầu, Đồng Ngoài và xóm Chài

Nhìn chung vấn đề tín ngưỡng và tôn giáo ở Liên Mạc đơn giản, không sâu sắc. Các lý thuyết tôn giáo không trở thành hệ tư tưởng chủ đạo, khống chế nhận thức của con người. Điều đó chứng tỏ qua cuộc chiến tranh gian khổ, mọi hoạt động về tôn giáo hầu như mọi người tự nguyện xóa bỏ.